Khi kết hôn ai cũng muốn có một cuộc sống hạnh phúc, trọn vẹn. Tuy nhiên, trong cuộc sống có rất nhiều yếu tố để dẫn tới hôn nhân đổ vỡ, không thể tiếp tục chung sống với nhau. Do đó, để ly hôn thì một trong hai vợ chồng (đơn phương) hoặc cả hai vợ chồng (thuận tình) nộp đơn tại tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.

Hồ sơ khi nộp tại tòa án như sau:

1. Đơn khởi kiện ly hôn hoặc đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

2. Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

3. Bản sao y chứng thực hoặc bản trích lục khai sinh của các con.

4. Bản sao y chứng thực CMND, hộ khẩu của vợ và chồng

5. Giấy tờ chứng minh về tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (trường hợp yêu cầu chia tài sản chung).

Nguồn ảnh: internet.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ với Luật sư Hưng – 0979 473 688.


Một là. Khi đưa trước một khoản tiền, 2 bên cần biết đó là tiền đặt cọc hay là tiền thanh toán một phần

Việc xác định tiền cọc hay tiền trả trước là một điều rất quan trọng để khi có tranh chấp xảy ra còn “biết đường mà lần”, đề các cơ quan có căn cứ giải quyết. Nội dung của đặt cọc thì được quy định cụ thế tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, còn trả trước thì không có quy định nào cụ thể.

Dù có đưa tiền lần hai, lần ba cũng phải biết rõ đó là tiền đặt cọc hay là tiền thanh toán trước một phần nhé các bạn.

Hai là. Đất đang thế chấp ngân hàng thì có thể đặt cọc mua bán được không?

Trong trường hợp này, nếu hai bên hỏi ngân hàng đang nhận thế chấp QSDĐ mà ngân hàng đó đồng ý thì vẫn đặt cọc được. Nhưng các bên cần làm các thủ tục cần thiết để lấy sổ ra đúng hạn, tránh mất tiền cọc.

Nếu ngân hàng không đồng ý thì sẽ làm cho hợp đồng mua bán vô hiệu theo quy định tại (Khoản 5, Điều 321 và Khoản 8, Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015).

Khi bên bán không có sổ đỏ cho bên mua xem thì phải hỏi kỹ xem, sổ đỏ đang ở đâu các bạn nhé

Ba là. Nội dung của hợp đồng đặt cọc phải ghi đầy thông tin về thửa đất

Nếu không ghi đầy đủ thì rất dễ xảy ra tranh chấp giữa các bên. Đồng thời cũng không nêu rõ thời gian thực hiện giao dịch thì đôi khi cũng là một cái cớ để bên còn lại không thực hiện đúng để có lợi cho mình.

Bốn là. Vấn đề đất có dính quy hoạch hay không?

Nếu sau khi đặt cọc mới đi kiểm tra đất có thuộc quy hoạch hay không thì không tốt, tuy rằng cũng không phải mất cọc khi có dính quy hoạch, nhưng muốn lấy lại tiền cọc cũng không dễ dàng. Tốt nhất chúng ta nên xem hoạch trước khi đặt cọc hoặc ít nhất cũng ghi rõ trong hợp đồng đặt cọc nếu …đất có dính quy hoạch thì…a,b,c gì đó nhé.

Năm là. Xem đất thực tế và xem giấy tờ gốc là cần thiết

Vì không xem giấy gốc thì không biết có còn nữa hay không? Hay là đang thế chấp ở đâu?…nếu đặt cọc dễ dẫn đến tranh chấp, đặc biệt là những thửa đất lớn giá trị cao.

Sáu là. Dù hợp đồng đặt cọc thôi cũng nên để cho cả vợ cả chồng (nếu có) của bên bán đọc kỹ và ký vào các bạn nhé.

Luật sư Phạm Văn Sơn-Giám đốc điều hành Công ty Luật PVS

Chào Luật sư, con gái tôi năm nay 19 tuổi. Vừa qua, cháu đi chơi với bạn bè tại quán Bar và có sử dụng chất ma túy. Sau đó bị cơ quan chức năng phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính vì sử dụng trái phép chất ma túy. Hiện nay, cháu đang bị tạm giữ để xử lý theo quy định của pháp luật. Tôi xin hỏi Luật sư, trường hợp của con tôi sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi đang rất băn khoăn và rất mong luật sư giải đáp giúp tôi. Xin chân thành cám ơn!

LUẬT SƯ TRẢ LỜI:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, Luật sư tư vấn như sau:

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) thì hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không còn bị coi là tội phạm, người sử dụng trái phép chất ma túy sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính mà thôi.

Căn cứ Điều 21 Nghị định 167/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, thì hành vi sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng.

Đối với người sử dụng ma túy, Luật phòng, chống ma túy 2000 (sửa đổi bổ sung 2008) quy định việc đưa họ vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời hạn từ 1 – 2 năm.

Theo quy định tại Điều 96 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định. Theo quy định tại Điều 90 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định là một trong các đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Như vậy, Phạm vi áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, đã được giáo dục tại địa phương mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định tại xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm, khi phát hiện, công an xã nơi xảy ra vi phạm phối hợp cơ quan y tế xét nghiệm tìm chất ma túy trong cơ thể. Trường hợp kết quả dương tính với chất ma túy thì, tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó. Đồng thời, phối hợp công an cấp Quận/huyện đưa ngay người vi phạm vào cơ sở để xác định tình trạng nghiện ma túy.

Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định; người nghiện ma túy chưa xác định được nơi cư trú, khi phát hiện người có hành vi sử dụng ma túy trái phép có kết quả xét nghiệm dương tính với chất ma túy nhưng, chưa xác định được nơi cư trú, Công an xã/phường nơi xảy ra vi phạm lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó. Đồng thời, phối hợp Công an huyện đưa người vi phạm vào cơ sở để quản lý trong thời gian thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Việc đưa người vi phạm vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 của Luật Xử lý vi phạm hành chính là để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc (Theo Điều 95 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Cụ thể, theo Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 136/2016/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, có 3 trường hợp sẽ phải áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm:

1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

Có thể hiểu, người từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định sau khi bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong một thời gian nhất định mà không có hiệu quả thì mới bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.

3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”

Theo khoản 2, điều 95 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng.

Tuy nhiên không phải mọi đối tượng đều bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Điều 96, khoản 2 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

1. Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

2. Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

3. Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Như vậy, một người bị lập Biên bản về hành vi vi phạm hành chính khi dương tính với chất ma túy trong cơ thể thì cũng phải được xử lý đúng quy định của pháp luật. Người nhà không nên quá lo lắng về trường hợp này. Nếu con em mình bị nghiện ma túy thực sự thì việc đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc để được chữa bệnh, lao động, học tập cũng là một biện pháp tốt để cai nghiện rất tốt.

Trường hợp này, con của bạn đã hơn hai mươi tuổi, có nơi cư trú ổn định thì sẽ bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng nghiện ma túy chứ không bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Cuộc chiến chống Ma túy là một cuộc chiến toàn cầu, không có tính khoan nhượng”. Chúng ta cần biết bảo vệ tốt cho chúng ta và con em chúng ta theo những phương pháp phù hợp với hoàn cảnh của gia đình mình nhé.

Nếu cần biết chi tiết câu trả lời, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư của chúng tôi để được giải đáp.

Trân trọng!

————————————-

LUẬT SƯ PHẠM VĂN SƠN

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại toàn cầu, gây ra nhiều tác động tiêu cực và tạo ra nhiều tranh chấp đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (“Hợp đồng”), gây ra những tổn thất lớn về vật chất cho các bên tham gia Hợp đồng. Do đó, việc giải quyết các tranh chấp đó một cách nhanh chóng và hiệu qủa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm theo Hợp đồng.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam

Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận mua bán hàng hóa được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu. Trong đó, người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận thanh toán; người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận; hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua, qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa hoặc từ thị trường nội địa vào khu phi thuế quan.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Các tranh chấp thường gặp đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam

Do chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa bị đứt gãy do tác động của các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội của Nhà nước Việt Nam, việc lưu thông hàng hoá giữa nước ngoài và Việt Nam bị đình trệ. Các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam đang ghi nhận một số xu hướng tranh chấp chính sau đây:

Luật áp dụng và Phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng

Các văn bản để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam thường được sử dụng bao gồm Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG), Incoterm, Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (các phiên bản của UCP) và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.

Các phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng chủ yếu tại Việt Nam bao gồm:

Để người sử dụng lao động và người lao động, đặc biệt là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiểu rõ hơn về các loại hợp đồng lao động, chúng tôi xin được tóm lược một vài vấn đề liên quan đến chủ đề này với mong muốn rằng nó sẽ hữu ích cho tất cả các bên tham gia vào quan hệ lao động, hạn chế các mâu thuẫn và hoặc tranh chấp phát sinh.

1. Khái niệm

Khái niệm hợp đồng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động 2019 như sau: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.

Lưu ý: Để xác định một hợp đồng có phải là hợp đồng lao động hay không, pháp luật Việt Nam không căn cứ vào tên gọi mà căn cứ vào nội dung của hợp đồng. Trường hợp người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận ký hợp đồng bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì vẫn được coi là hợp đồng lao động.

2. Hình thức hợp đồng lao động

Về nguyên tắc, Bộ luật lao động 2019 cho phép hợp đồng lao động được giao kết bằng 02 hình thức là bằng văn bản và bằng phương tiện điện tử, giá trị pháp lý của 02 hình thức này như nhau.

Cụ thể, khoản 1 Điều 14 Bộ luật lao động 2019 quy định hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản. Ngoài ra, hợp đồng lao động còn có thể được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

Tuy nhiên, hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật lao động 2019.